logo_trong_suot_web
horeca_business_school

KIẾN THỨC VANG

  • Khám phá rượu vang #30: Phối hợp rượu vang và món ăn (Phần 2)

    Măng tây (Asparagus): đối với loại rau này, thích hợp nhất là Muscat khô vùng Alsace, sau đó là Sauvignon Blanc hoặc Chenin Blanc của vùng Loire Valley (Pháp) hay Sauvignon Blanc của New Zealand và Australia. Bạn cũng có thể thử măng tây với rượu Pinot Blanc hoặc Pinot Gris vùng miền Bắc Italia hoặc Sauvignon Blanc của Nam Phi.
  • Khám phá rượu vang #29: Phối hợp rượu vang và món ăn (Phần 1)

    Nguyên tắc này rất đơn giản: không để khách ăn phải nuối tiếc rượu đã dùng trước đó, nhưng cũng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Chẳng hạn bạn có thể phục vụ một chai rượu Beaujolais đỏ mới đầy tính chất hoa quả và ít chất chát (tanin) trước một chai rượu trắng Bordeaux vùng Pessac - Léognan mạnh mẽ về tính cách.
  • Khám phá rượu vang #28: Cách tổ chức hầm rượu

    Hầm rượu không bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ồn và độ rung của sàn. Cửa hầm rượu luôn quay ra hướng Bắc, cửa thông gió ra hướng Nam để không khí mát luôn luân chuyển trong hầm. Nếu bạn không có điều kiện làm hầm rượu dưới lòng đất thì nên sử dụng máy điều hòa nhiệt độ hay tủ mát chuyên dụng để bảo quản rượu kiểu “EurosCave”.
  • Khám phá rượu vang #27: Phục vụ rượu vang ở nhà hàng và quán bar

    Đối với rượu champagne và rượu vang nổ:  Để nguyên chai champagne trong xô đá, ngón cái tay trái giữ nút chai, tay phải xoay dây bảo hiểm. Xoay nút chai từ từ, ngón cái tay trái luôn giữ nút chai. Khi nắp chai gần bật ra, khẽ nghiêng nút chai để không khí tiếp xúc với rượu, tránh để nút chai bắn vọt ra gây tiếng nổ, kinh động đến khách ăn và rượu sẽ bắn vọt ra ngoài.
  • Khám phá rượu vang #26: Thử nếm rượu vang

    Một khi bạn đã biết uống và thưởng thức rượu vang thì tức là bạn đã có một bước tiến đến quá trình thử nếm rượu vang. Thử nếm rượu trước hết là phân tích những cảm giác bạn nhận được khi nếm rượu vang rồi sau đó là sự diễn đạt những cảm xúc đó bằng những từ ngữ cụ thể, chính xác và thích hợp.
  • Khám phá rượu vang #25: Rượu vang & Sức khỏe

    Thời gian gần đây, có rất nhiều tranh luận về ảnh hưởng của rượu nói chung và rượu vang nói riêng đối với sức khỏe. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến khía cạnh có lợi của việc dùng rượu vang điều độ. 
  • Khám phá rượu vang #24: Rượu vang Việt Nam

    Mẻ rượu vang đầu tiên, làm từ hỗn hợp nước nho và dâu tây, đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước. Với sản lượng 50.000 lít rượu vang trong những năm đầu, hiện nay nhà máy vang Đà Lạt đã sản xuất ra khoảng 1,5 triệu lít vang (2004). 
  • Khám phá rượu vang #23: Rượu vang Trung Quốc

    Theo những số liệu gần đây, toàn Trung Quốc có 240.000ha trồng nho ăn và nho làm rượu, sản xuất ra khoảng 5,2 triệu hectolit (đứng hàng thứ 11 trên thế giới), với mức tiêu thụ tính theo đầu người 0,33 lít/năm. Tuy nhiên, với số dân 1,3 tỷ người, dù hiện nay Trung Quốc mới chỉ tiêu thụ 400 triệu chai vang hàng năm... 
  • Khám phá rượu vang #22: Rượu vang Nhật

    Các bạn đừng vội cười. Đúng vậy, đất nước mặt trời mọc không chỉ sản xuất rượu sa kê mà còn sản xuất rượu vang. Những ruộng nho đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 12, nhưng phải đến thế kỷ 17, dưới triều vua Edo, ngành sản xuất rượu vang ở Nhật Bản mới thực sự phát triển với giống nho trắng địa phương nổi tiếng “Koshu”. 
  • Khám phá rượu vang #21: Rượu vang Nam Phi

    Ngày nay, Nam Phi có 117.000ha trồng nho với sản lượng khoảng 7 triệu hectolit/năm, đứng thứ 10 thế giới, với mức tiêu thụ tính theo đầu người 10 lít/năm. Các giống nho làm rượu ở Nam Phi chủ yếu được nhập từ Châu Âu, trừ giống nho địa phương nổi tiếng Pinotage được lai tạo giữa giống Cinsault và Pinot Noir.

« 1 2 3 4 6 8 9 10 11 » ( 17 )

Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021