Ngày nay, việc sử dụng thủy tinh và pha lê khá là phổ biển, tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại này bởi chúng khá giống nhau. Nhưng đối với ai quan tâm đến thủy tinh và pha lê nên biết những khác biệt này, đặc biệt là thành phần hóa học của chúng, độ dày, độ nét, thiết kế,.....
1. Thủy tinh
Thủy tinh là một vật liệu trơ và tự nhiên, được làm từ các nguyên liệu thô có sẵn trong tự nhiên và có nguồn gốc bền vững, chẳng hạn như cát silica, Natri Cacbonat và Canxi Cacbonat. Kết hợp với thủy tinh tái chế, những chất này sau đó được nung nóng trong lò thành trạng thái lỏng có thể được đúc thành hình dạng mong muốn.
Các khoáng chất khác như silica và bari có thể được thêm vào để điều chỉnh màu sắc, độ bền và độ dày để tạo ra các loại khác nhau.
2. Pha lê
Pha lê không chứa cấu trúc tinh thể. Nó được làm từ oxit chì, kali cacbonat hoặc oxit bari để làm cho vật liệu bền hơn. Cái tên này bắt nguồn từ tiếng Ý “Cristallo”, được sử dụng cho loại thủy tinh thổi thủ công cao cấp ở Murano, Ý.
Điều này có nghĩa là nó là một danh mục phụ của thủy tinh hoặc đồ thủy tinh, được làm theo cùng một cách nhưng với các thành phần khác nhau. Đó là lý do tại sao tất cả pha lê đều là thủy tinh, nhưng không phải tất cả thủy tinh đều là pha lê.
Ngoài sự khác nhau về thành phần hóa học thì chúng còn có một điểm khác nhau dưới đây:
So với thủy tinh, pha lê mỏng hơn bởi vì hàm lượng chì làm giảm nhiệt độ làm việc của thủy tinh, dễ tạo hình hơn. Thông thường, thủy tinh dễ bị nung nóng ở nhiệt độ cao chỉ cần thời gian ngắn để thổi hoặc nắn nó. Sự xuất hiện của chì làm giảm nhiệt độ và kéo dài thời gian giúp cho việc tạo hình pha lê được đẹp hơn so với thủy tinh. Tuy nhiên, trong khi sự xuất hiện của chì giúp việc tạo ra hình dáng mong muốn, nhưng nó cũng làm cho pha lê mỏng manh hơn, dễ vỡ và dễ bị trầy xước.
Pha lê có độ trong hơn thủy tinh. Hàm lượng chì trong pha lê sẽ gây ra chỉ số khúc xạ cao hơn nhìn càng rõ nét chính vì thế đối với những người thích uống rượu, pha lê được ưa thích hơn thủy tinh vì những ly uống bằng pha lê dễ dàng đánh giá về màu sắc và độ sáng của chất lỏng.
Việc chứa chì của pha lê cũng đóng vai trò rất quan trọng trong trọng lượng của nó. Vì chì là một kim loại đặc, pha lê tự nhiên nặng hơn so với thủy tinh. Cách để tìm hiểu xem đó là pha lê hay thủy tinh là cầm lấy nó. Thủy tinh thường nhẹ hơn trong khi pha lê có một cảm giác chắc chắn và nặng tay hơn.
Khi gõ vào thủy tinh, âm thanh được tạo ra thường có thời lượng ngắn và tinh tế. Chạm vào một chiếc ly pha lê mang đến một giai điệu du dương giống như tiếng chuông kéo dài và quyến rũ.
Không giống như thủy tinh, pha lê đủ mềm để thêm các chi tiết cắt thủ công mịn vào bề mặt của nó mà không ảnh hưởng đến độ bền hoặc kết cấu. Vật liệu này có thể được đúc và tạo hình dễ dàng hơn thủy tinh, cho phép các nghệ nhân khắc thêm các mẫu phức tạp khác nhau.
Cuối cùng, một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về việc liệu một món đồ đó có phải là pha lê hay không thường là giá cả. Thủy tinh ít tốn kém hơn để sản xuất, chính vì thế phù hợp với sự lựa của nhiều người tiêu dùng. Hàm lượng chì và quy trình sản xuất công phu với những mẫu mã đẹp mắt và tinh xảo hơn làm cho pha lê có giá cả đắt hơn.
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn để có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất nhé!
Nguồn: friendsofglass/sanhruou.com
Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021