logo_trong_suot_web
horeca_business_school
Diễn đàn » Rượu Liqueur » Phân biệt Liquor (rượu mạnh) và Liqueur (rượu mùi), các loại rượu mùi
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Pasgo
Gửi lúc:

1. Liquor (spirits) là gì?

Liquor là rượu mạnh, còn gọi là spirits, được chưng cất từ quá trình lên men lúa mạch hoặc các loại thực vật khác như hạt và trái cây.

Đặc điểm

Nhắc đến liquor, người ta sẽ chia thành 6 nhóm rượu mạnh khác nhau là: Rum, Whisky, Brandy (cognac), Gin, Tequila và Vodka. Trong đó, nhóm rượu Rum, Brandy, Tequila và Vodka thường có nồng độ là 40%, trong khi nhóm rượu Whisky lên đến 55% và nhóm rượu Gin thì dao động từ 37.5 - 50%.

Vì là rượu mạnh nên liquor được uống trực tiếp trong ly (kiểu neat) hoặc uống với đá trong ly rock. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để làm cocktail và một số đồ uống hỗn hợp khác.

Đặc điểm của Liquor

Cách tạo ra rượu liquor

Quá trình lên men nguyên liệu có sử dụng thành phần đường, nhưng rượu liquor được thu lại không có vị ngọt. Ngoài ra, hương vị sẽ được thêm vào sau quá trình chưng cất, quá trình thêm hương vị này còn gọi là steeping (tương tự cách ngâm giấm vậy).

Có lẽ vì thế, ngày nay rượu liquor có nhiều mùi vị khác nhau (như hương vị táo trong rượu Whisky và hương vị cam trong rượu Vodka) tạo cảm giác vị ngọt ở vòm miệng.

Cách tạo ra rượu liquor

2. Liqueur - rượu mùi là gì?

Liqueur còn gọi là rượu mùi hoặc rượu hương, được tạo ra từ quá trình chưng cất và sử dụng thêm hương vị từ thảo dược, gia vị, hạt, lá, hoa hoặc một số thành phần thực vật khác.

Ban đầu, liqueur là rượu thuốc, được tạo ra bởi các thầy tu tại Ý vào thế kỷ thứ 13. Ngày nay, nó được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Canada và Mỹ, người ra thường gọi rượu mùi và rượu mạnh đều bằng từ "liquor" nên tạo ra sự nhầm lẫn về hai loại rượu này.

Đặc điểm

Rượu liqueur thường ngọt nhờ sử dụng thêm đường (hoặc chất tạo vị ngọt), không để được lâu và có nồng độ cồn thấp (dao động từ 15 - 30% ABV) nhưng cũng có một số loại đến 55% ABV.

Người ta thường dùng liqueur cho nhiều món cocktail sáng tạo cũng như đa dạng về cách thưởng thức như uống cùng với đá, pha chung với cà phê và kem,… thậm chí còn bổ sung vào một số món ăn để tạo nên hương vị đặc biệt.

Đặc điểm của Liqueur - rượu mùi

Rượu mùi được sản xuất như thế nào?

Về mặt kỹ thuật, liqueur (rượu mùi) được sản xuất tương tự như liquor (rượu mạnh) bằng quá trình chưng cất. Tuy nhiên, liqueur là rượu mùi có hương vị nên được bổ sung thêm hương vị từ các nguyên liệu thực vật khác (như rễ cây, quả, hoa, lá,…) nên có vị ngọt và nhiều màu sắc hơn.

Ngoài ra, một số nhóm rượu mạnh liquor (như Brandy, Whisky và Rum) đều có thể dùng làm rượu nền cho liqueur.

Rượu mùi được sản xuất như thế nào?

3. Phân biệt liquor (spirits) và liqueur

Để phân biệt giữa hai loại rượu liquor (spirits) và liqueur một cách nhanh chóng, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm trong bảng so sánh dưới đây:

 

Liquor

Liqueur

Phương thức sản xuất

Lên men và chưng cất từ ngũ cốc hoặc trái cây

Làm từ rượu liquor (spirits) và có bổ sung các hương liệu từ trái cây, thảo mộc, hạt,...)

Vị ngọt

Không

Độ cồn

Cao, tùy theo dòng rượu có độ cồn khác nhau, như: Rum, Brandy, Tequila, Vodka là 40%; Whisky 55% và Gin dao động từ 37.5 - 50%.

Thấp, dao động từ 15 - 30% ABV, thỉnh thoáng có loại đến 55% ABV.

Cách sử dụng

Uống trực tiếp, uống với đá hoặc làm cocktail.

Uống trực tiếp, uống với đá, làm cocktail và chế biến nhiều đồ uống khác.

Thêm vào món ăn.

Phân biệt liquor (spirits) và liqueur

4. Các loại rượu mùi - liqueur

Dưới đây là một số loại rượu mùi (liqueur) thông dụng mà Điện máy XANH đã tổng hợp:

Fruit liqueur (rượu mùi trái cây)

Rượu mùi được làm từ trái cây cũng rất phổ biến khi tận dụng hương vị ngọt tự nhiên của các loại trái cây. Một số rượu mùi trái cây phổ biến như:

  • Pisang Ambon (quả chuối) có màu xanh lá cây sáng và là thương hiệu của Hà Lan.
  • Midori (dưa gang) có màu xanh lục sáng và thường được sản xuất tại Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản và Pháp.
  • Grand Marnier (quả cam) có màu cam và là thương hiệu của Pháp.
  • Medronho (quả dâu tây) có màu đỏ sậm, là thương hiệu của Bồ Đào Nha.

Fruit liqueur (rượu mùi trái cây)

Coffee liqueur (rượu mùi cà phê)

Để tạo ra hương vị độc đáo cho rượu mùi cà phê, người ta thường kết hợp hương vị cà phê vốn có với một số hương vị khác như sô cô la hoặc vani, nhằm mang lại hương vị thơm ngon nhất. Bạn có thể nhìn thấy một số loại rượu mùi cà phê như:

  • Kahlúa: thương hiệu đến từ Veracruz (Mexico), gồm có rượu nền là Rum, cà phê Arabica và đường.
  • Allen's Coffee Brandy: thương hiệu phổ biến tại New England.
  • Kamora: thương hiệu đến từ Mexico, ít ngọt và rẻ hơn so với Kahlúa.
  • Tia Maria: thương hiệu đến từ Jamaica nhưng hiện nay được sản xuất tại Ý. Thành phần gồm có rượu rum, hạt cà phê, đường và vani.

Coffee liqueur (rượu mùi cà phê)

Chocolate liqueur (rượu mùi sô cô la)

Dòng rượu này được phân thành 3 loại là: rượu mùi sô cô la, rượu mùi kem sô cô la và crème de cacao. Thỉnh thoảng, các loại rượu này còn được kết hợp với hương vị vani hoặc trái cây có vị ngọt.

  • Rượu mùi sô cô la: hương vị chính là sô cô la, như Afrikoko (dừa và sô cô la), Mozart Black (sô cô la đen) và Sabra (sô cô la đen và cam Jaffa).
  • Rượu mùi kem sô cô la: hương vị sô cô la với kết cấu dạng kem, như Cadbury, Vana Tallinn và Vermeer.
  • Crème de cacao: hương vị sô cô la cacao với siro nên có hàm lượng đường cao, độ cồn phổ biến từ 20 - 25% ABV.

Chocolate liqueur (rượu mùi sô cô la)

Herb liqueur (rượu mùi thảo mộc)

Thành phần chủ yếu được sử dụng là các loại thảo mộc và thực vật tự nhiên. Người ta thường sử dụng loại rượu này để chế biến món ăn, giúp tăng thêm hương vị độc đáo ngoài việc sử dụng để pha chế.

Một số loại rượu mùi thảo dược phổ biến, như rượu mùi hoa hồi (Aguardiente của Mexico, Bồ Đào Nha và Colombia; Herbsaint của Hoa Kỳ, Pastis của Pháp;…), Agwa de Bolivia (37 loại thảo mộc), Becherovka (hạt hồi, quế và các loại thảo mộc khác),…

Herb liqueur (rượu mùi thảo dược)

Cream liqueur (rượu mùi kem)

Để tạo ra hương vị độc đáo cho rượu mùi Cream, cần phải có rượu nền tốt như Rum, Whisky hoặc rượu lâu năm. Bạn có thể cảm nhận được hương vị đơn giản của dòng rượu này vì nó là sự pha trộn giữa thành phần kem và rượu cơ bản, không thêm bất kì chất phụ gia nào.

Ngoài ra, bạn vẫn tìm thấy được hương vị đặc biệt của rượu mùi Cream do được bổ sung thêm một số gia vị như hương vani, cam quýt hoặc quế:

  • Advocaat: có độ sánh mịn như sữa trứng, là thức uống truyền thống của người Hà Lan. Thành phần gồm có rượu mạnh, trứng và đường.
  • Amarula: có nguồn gốc từ Nam Phi và thành phần sử dụng là đường, kem và quả của cây marula.
  • Kem Ailen Baileys: có nguồn gốc từ Ireland, thành phần gồm có rượu Whisky, kem và cacao.
  • Dooley's: có nguồn gốc từ Đức, thành phần gồm có rượu Vodka và kẹo bơ cứng.

Cream liqueur (rượu mùi kem)

Flower liqueur (rượu mùi hoa)

Hoa cũng là nguyên liệu để tạo nên rượu mùi độc đáo. Bạn có thể tìm thấy rượu mùi Rosolio (của Ý, làm từ rượu, đường, nước và bổ sung thêm hương vị như cà phê, cam quýt, bạc hà,…); Crème de violette (sử dụng rượu mạnh, hoa có màu tím tự nhiên và hương liệu); Creme Yvette (thành phần chủ yếu là cánh hoa tím parma với quả mâm xôi, rượu, mật ong, vỏ cam và vani),…

Flower liqueur (rượu mùi hoa)

Berry liqueur (rượu mùi quả mọng)

Tương tự như trái cây, các loại quả mọng như quả mâm xôi hoặc dâu tây đều làm cho hương vị rượu mùi trở nên đặc biệt. Hơn nữa, người ta có thể tận dụng vị ngọt tự nhiên của chúng hoặc bổ sung thêm mật ong hay chất làm ngọt tự nhiên khác để tạo nên hương vị vừa ý theo nhà sản xuất.

Berry liqueur (rượu mùi quả mọng)

Honey liqueur (rượu mùi mật ong)

Đây là loại rượu mùi có sử dụng thành phần chính là mật ong được kết hợp với rượu nền và một số thành phần khác.

Chẳng hạn: Rakomelo (thức uống của Hy Lạp, gồm có rượu mạnh từ bã nho, mật ong và gia vị - như quế, bạch đậu khấu hoặc thảo mộc), Drambuie (đồ uống của Scotland, gồm rượu Whisky, mật ong, thảo mộc và gia vị), Krupnik (đồ uống của Balan, gồm có rượu mạnh từ ngũ cốc, mật ong và thảo mộc),…

Honey liqueur (rượu mùi mật ong)

Nut liqueur (rượu mùi hạt)

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, hạt phỉ,… hoặc óc chó đều có thể tạo nên rượu mùi hạt độc đáo. Một số loại phổ biến như: Amaretto (đồ uống của Ý, có thể sử dụng hạnh nhân, đào hoặc mơ), Nocello (đồ uống của Ý, thành phần là quả óc chó và hạt phỉ), Peanut Lolita (thành phần là rượu Whisky và đậu phộng),…

Nut liqueur (rượu mùi hạt)

Nguồn: dienmayxanh.com

Trích dẫn

choetboi
Gửi lúc:

Thông tin hữu ích khá là hay

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

  

Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021