logo_trong_suot_web
horeca_business_school

KIẾN THỨC VANG

  • Khám phá rượu vang #23: Rượu vang Trung Quốc

    Theo những số liệu gần đây, toàn Trung Quốc có 240.000ha trồng nho ăn và nho làm rượu, sản xuất ra khoảng 5,2 triệu hectolit (đứng hàng thứ 11 trên thế giới), với mức tiêu thụ tính theo đầu người 0,33 lít/năm. Tuy nhiên, với số dân 1,3 tỷ người, dù hiện nay Trung Quốc mới chỉ tiêu thụ 400 triệu chai vang hàng năm... 
  • Khám phá rượu vang #22: Rượu vang Nhật

    Các bạn đừng vội cười. Đúng vậy, đất nước mặt trời mọc không chỉ sản xuất rượu sa kê mà còn sản xuất rượu vang. Những ruộng nho đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 12, nhưng phải đến thế kỷ 17, dưới triều vua Edo, ngành sản xuất rượu vang ở Nhật Bản mới thực sự phát triển với giống nho trắng địa phương nổi tiếng “Koshu”. 
  • Khám phá rượu vang #21: Rượu vang Nam Phi

    Ngày nay, Nam Phi có 117.000ha trồng nho với sản lượng khoảng 7 triệu hectolit/năm, đứng thứ 10 thế giới, với mức tiêu thụ tính theo đầu người 10 lít/năm. Các giống nho làm rượu ở Nam Phi chủ yếu được nhập từ Châu Âu, trừ giống nho địa phương nổi tiếng Pinotage được lai tạo giữa giống Cinsault và Pinot Noir.
  • Khám phá rượu vang #20: Rượu vang New Zealand

    Trong số các nước sản xuất rượu vang “mới”, rượu vang New Zealand nổi trội nhờ chất lượng cao. Với vị trí cách xa đường chí tuyến Nam và khí hậu ôn hòa, New Zealand tập hợp được các điều kiện thuận lợi cho việc trồng và sản xuất các giống nho trắng tươi mát (70% sản lượng quốc gia là vang trắng).
  • Khám phá rượu vang #19: Rượu vang Úc

    Nghề trồng nho ở Australia chắc chắn là một trong những nghề phát triển nhanh nhất thế giới: diện tích trồng nho đã từ 59.000ha năm 1990 tăng lên đến hơn 140.000ha hiện nay, với sản lượng trên 8 triệu hectolit/năm và mức tiêu thụ tính theo đầu người 20,4 lít/năm.
  • Khám phá rượu vang #18: Rượu vang Argentina

    Đầu thế kỷ thứ 16, khi người Tây Ban Nha đến Argentina tìm vàng, họ đã đưa nho vào trồng ở nước này, nhưng nghề trồng nho, làm rượu chỉ thực sự được mở mang từ thế kỷ thứ 19 với sự nhập cư ồ ạt vào Argentina của người Tây Ban Nha và người Italia. Với 200.000ha trồng nho, Argentina là nước sản xuất rượu vang lớn nhất ở Nam Mỹ (12 triệu hectolit năm 2003) và đứng thứ 5 trên thế giới, sau Pháp, Italia, Mỹ, Tây Ban Nha và Đức
  • Khám phá rượu vang #17: Rượu vang Chile

    Lịch sử nghề trồng nho, làm rượu ở Chile bắt đầu từ thế kỷ thứ 16, khi người Tây Ban Nha đưa nho vào trồng ở xứ này. Cùng với sự phát triển của đạo Thiên chúa ở Chile, công nghiệp rượu vang phát triển nhanh và mạnh đến mức trở thành một mối đe dọa cho chính rượu Tây Ban Nha, vì thế vua Tây Ban Nha Philippe II ra sắc lệnh cấm trồng nho và xuất khẩu rượu Chile, nhưng không thành công.
  • Khám phá rượu vang #16: Rượu vang Canada

    Nho được trồng trên qui mô lớn ở Canada từ những năm 1811, nhưng do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chủ yếu các giống nho được trồng là dòng nho Vitis Labrusca (nho dại) chứ không phải là nho Vitis Vinifera (nho đã được thuần hóa) và nho trắng chứ không phải là nho đỏ. Tuy nhiên, khí hậu Canada lại là khí hậu lý tưởng cho việc thu hoạch nho trên tuyết và việc sản xuất rượu vang từ nho thu hoạch trên tuyết (Vin de Glace - Ice Wine). 
  • Khám phá rượu vang #15: Rượu vang Mỹ

    Lịch sử rượu vang bang California bắt đầu năm 1769, khi một cha cố người Tây Ban Nha tên là Junipero Serra mở nhà truyền đạo ở thị trấn San Diego. Nho được trồng xung quanh xứ đạo để làm rượu lễ (Vin de Messe). Những năm sau đó, diện tích trồng nho được mở rộng để cung cấp rượu lễ cho các xứ đạo lân cận Santa Barbara, Sonoma, Monterey, Yerba Buena, sau này trở thành San Francisco, thủ phủ bang California.
  • Khám phá rượu vang #14: Rượu vang Hy Lạp

    Là đất nước tràn ngập ánh nắng mặt trời, với đất đá vôi hoặc đất đá núi lửa, dường như Hy Lạp hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để sản xuất ra rượu vang chất lượng cao. 

« 2 3 4 5 7 9 10 11 12 » ( 17 )

Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021