Negroamaro là một giống nho rượu vang đỏ có nguồn gốc từ miền nam nước Ý. Giống nho này hầu như chỉ được trồng ở Apulia và đặc biệt là ở Salento, bán đảo được ví như “gót chân” của Ý. Nho có thể tạo ra rượu vang Ý có màu rất đậm, mang phong cách mộc mạc, lan tỏa hương nước hoa cùng chút vị đắng. Negroamaro có thể được dùng để sản xuất một số loại rượu vang đỏ tốt nhất của Apulia, đặc biệt khi được pha trộn với Malvasia Nera có mùi thơm cao . Hiện tại Negroamaro được trồng với diện tích khoảng 12.000 ha đất ở Puglia. Hãy cùng WINECELLAR.vn tìm hiểu kỹ hơn về giống nho này trong bài viết dưới đây.
Có một số giả thuyết về nguồn gốc tên gọi của giống nho Negroamaro. Theo một số người tên của nho bắt nguồn từ từ “negro” nghĩa là “đen”. Đây là từ dùng để chỉ đặc tính, màu sắc của nho đặc biệt được biết đến từ thời của các tu sĩ Benedictine. Bên cạnh đó một số giả thuyết lại cho rằng tên của nho có liên quan đến từ “Amaro” – đắng. Điều này cũng có phần đúng bởi giống nho này có đặc điểm là vị chát mạnh, đậm đặc. Một thực tế khác là trong quá khứ rượu được lên men với vỏ nho trong một thời gian dài, do đó khi kết thúc quá trình lên men, nó có màu sẫm và rất đắng. Lời giải thích hợp lý nhất về nguồn gốc cái tên Negroamaro bắt nguồn từ sự kết hợp của từ “mavros” trong tiếng Hy Lạp và từ “niger” trong tiếng Latinh, cả hai đều có nghĩa là “đen” và đề cập đến màu sắc của nho, vì vậy Negroamaro thực sự có nghĩa là đen.
Giống như trường hợp của những cây nho Ý khác, nguồn gốc của nho Negroamaro không chắc chắn. Rất có thể nó đã được thực dân Hy Lạp đưa đến Ý vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, và nho đã tìm thấy môi trường sống lý tưởng của mình trong vùng khô cằn đầy đá này. Điều chắc chắn về Negroamaro – một trong những cây nho cổ nhất của Ý – là nó có mối liên hệ tổ tiên với Puglia, và như biểu tượng của Salento không chỉ là một cây nho bản địa.
Negroamaro là một giống nho cho ra sản lượng tốt nhưng lại không dồi dào. Nho có thể sinh trưởng, thích nghi với cả việc trồng bằng hình thức alberello truyền thống hoặc các giàn thấp. Negroamaro cũng có thể phát triển tốt trên các loại thổ nhưỡng khác nhau. Mặc dù giống nho này không thích hỗn hợp đất sét và đá vôi nhưng nếu trồng thì nho vẫn có thể ra quả. Nho chịu được khí hậu nóng và khô hạn rất tốt và khó bị mất tính axit. Các chùm nho thưởng ngắn với hình nón cụt và có thể chặt chẽ hoặc lỏng lẻo. Vỏ đặc biệt giàu polyphenol như resveratrol (được nghiên cứu như một chất chống oxy hóa), axit phenolic và anthocyanins (trong đó 38% là malvidin). Việc thu hoạch bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 10.
Negroamaro được sử dụng để ủ theo cách riêng hoặc pha trộn với các giống nho khác. Theo truyền thống nho thường kết hợp với Malvasia Nera hoặc Susumaniello. Trong những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất cũng đã pha trộn với nho Primitivo. Khi còn trẻ, rượu vang Negroamaro thường có màu đỏ ruby đậm, theo năm tháng chuyển sang màu đỏ sẫm đậm đà.
Trong 2/3 năm đầu tiên của cuộc đời, rượu thể hiện hương thơm thanh lịch của hoa tươi cùng với hương thơm đặc trưng của anh đào hoang dã, trái cây rừng, thuốc lá, thảm thực vật Địa Trung Hải và rễ cây cam thảo. Sau đó, bạn sẽ được trải nghiệm một dòng vang mang hương thơm của mận, tiêu đen, các loại thảo mộc và cây bách xù.
Hiện tại Negroamaro được dùng trong tổng số 13/28 nhãn trong khu vực. Rượu vang Negroamaro được sản xuất ở các tỉnh Brindisi, Lecce và Taranto. Các khu vực chính bao gồm Alezio, Brindisi, Copertino, Galatina, Leverano, Lizzano, Matino, Nardò, Terra d’Otranto, Salice Salentino, Squinzano và Terra d’Otranto. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy tại Rosso Cerignola. Cây nho chủ yếu được trồng bằng hệ thống alberello và cordon.
Negroamaro được sử dụng để sản xuất nhiều loại rượu khác nhau: từ các dòng vang đỏ quyến rũ đến rượu vang hồng sủi bọt (cả rượu vang Charmat và rượu sâm panh theo phương pháp cổ điển). Nho còn được dùng để làm các dòng vang hiện đại, ngọt ngào. Negroamaro rosé là dòng vang đặc biệt, loại vang hồng đầu tiên được đóng chai ở Ý (Five Roses, de Castris, 1943).
Nguồn: winecellar
Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021