Nồng độ cồn trong rượu dao động từ mức thấp nhất là 5,5% đến 23% ABV. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong rượu bao gồm phong cách rượu, chất lượng và khí hậu nơi trồng nho.
Rượu vang có nồng độ cồn thấp
Dưới mức 10% ABV, hầu hết các loại vang sẽ có hương vị nhẹ nhàng và ngọt. Kabinett Riesling của Đức (8% ABV) và Moscato d'Asti của Ý (5,5% ABV) là dòng rượu điển hình cho rượu vang có nồng độ cồn thấp.
Lý do khiến những loại rượu này có xu hướng ngọt là do lượng đường nho còn sót lại trong rượu sau khi đạt được nồng độ cồn mong muốn. Vị ngọt còn sót lại trong rượu vang được gọi là đường dư (RS) và xuất phát từ vị ngọt của nho khi thu hoạch.
Ví dụ:
Rượu vang có mức nồng độ cồn vừa phải
Rượu vang thường dao động ở mức từ 10 - 11,5%, sử dụng nho ít ngọt hơn để làm rượu vang. Khá phổ biến với các dòng rượu vang trắng đến từ các vùng có khí hậu mát mẻ như Pháp, Bắc Ý và Đức.
Ngoài ra còn có một số loại vang sủi ở mức này vì các nhà sản xuất thu hoạch nho sớm hơn để bảo đảm rằng rượu vang vẫn giữ được hương vị nồng nàn với độ axit cao hơn để tạo sủi bọt.
Ví dụ:
Rượu vang có mức nồng độ cồn trung bình
Nồng độ cồn thường dao động từ khoảng 11,5% đến 13,5% ABV, hầu hết các loại rượu vang châu Âu sẽ ở mức này.
Ví dụ
Rượu vang có độ cồn trung bình cao
Đây là loại rượu vang khô của Mỹ và các vùng trồng trọt có khí hậu ấm áp khác bao gồm Argentina, Úc, Tây Ban Nha và miền Nam nước Ý. Những vùng có khí hậu ấm hơn sẽ tạo ra nho ngọt hơn, từ đó làm tăng hàm lượng cồn trong rượu.
Ví dụ
Rượu vang có nồng độ cồn cao
Rượu vang có độ cồn cao được sản xuất thông qua quá trình lên men tự nhiên hoặc cường hóa. Vang cường hóa là dòng vang lên men 1 phần đường dịch quả, sau đó cho rượu mạnh vào để tăng nồng độ cồn.
Mục đích ban đầu của fortified rượu là để bảo tồn hương vị của rượu trong thời kỳ khám phá. Các loại rượu vang tráng miệng có độ cồn cao như Port, Marsala, Madeira và Sherry thường được fortified (cường hóa).
Ví dụ
Nguồn: winefolly
Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021