Là đất nước tràn ngập ánh nắng mặt trời, với đất đá vôi hoặc đất đá núi lửa, dường như Hy Lạp hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để sản xuất ra rượu vang chất lượng cao.
Tuy nhiên, với 165.000ha đất trồng nho và sản lượng hàng năm khoảng 4.800.000- 5.000.000 hectolit, Hy Lạp không có nhiều rượu vang ngon và vẫn phải nhập khẩu 63.000 hectolit/năm, trong khi đó vang xuất khẩu chỉ đạt 43.000 hectolit/năm. Mức tiêu thụ tính theo đầu người ở Hy Lạp khoảng 25 lít/năm.
Từ thời xa xưa, Hy Lạp đã xuất khẩu rượu vang sang nhiều nước ven bờ Địa Trung Hải. Đến thời Trung cổ, rượu ngọt đảo Samos vẫn được nhiều quốc gia yêu thích. Bản thân từ “rượu vang” cũng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Oenos”. Sau khi Hy Lạp giành được độc lập (1830), ngành trồng nho, làm rượu ở Hy Lạp phát triển rất nhanh.
Hy Lạp có khoảng 300 giống nho địa phương. Các giống nho đỏ chính: Agiorgitiko, Limnio, Mandelaria, Xinomavro… Các giống nho trắng chính: Assyrtiko, Rhoditis, Savatiano, Robola, Debina, Athiri, Muscat…
Cách phân loại rượu vang Hy Lạp:
Vang bàn: Epitrapezeos oenos,
Vang vùng: Topikos oenos,
Vang làm theo phương pháp truyền thống: Onomasia kata Paradise,
Vang có nguồn gốc xuất xứ được xác định: chia ra làm 2 loại:
+ Vang khô: OPAP (Onomasias Prolefsis Anoteris Piotisas),
+ Vang ngọt: OPE (Onomasias Prolefsis Elenchomenis) từ các dòng nho Muscat.
Rượu “Retsina” là một loại rượu vang trắng hoặc hồng làm từ dòng nho Savatiano. Khi rượu đang lên men, người ta cho nhựa thông Alep vào làm cho rượu ổn định và chịu được nhiệt độ cao. Sau đó ít lâu, rượu được rút khỏi bồn chứa, lọc và đóng chai.
Các vùng trồng nho chính của Hy Lạp:
Vùng Peloponnese: 60.000ha, được chia thành 3 địa danh:
+ Néméa, rất nổi tiếng với các loại rượu “Máu lực sĩ Hercule” và “Sư tử thành Némée”,
+ Mantinia,
+ Patras, nổi tiếng với rượu ngọt đỏ “Mavrodaphne de Patras” và rượu ngọt trắng “Muscat de Patras”.
Vùng trung tâm, 30.000ha, nổi tiếng với rượu “Retsina”.
Vùng Macédoine và Thrace, 15.000ha, nổi tiếng với rượu vang đỏ “Naoussa” từ dòng nho Xynomavro.
Vùng đảo Ioniennes, 8.600ha.
Vùng Thessalie, 8.500ha.
Vùng Epire, 1.000ha.
Vùng Cyclades, 5.000ha, nổi tiếng với vang trắng đảo Santorin.
Vùng Rhodes, nổi tiếng với rượu trắng ngọt “Muscat de Rhodes”.
Vùng đảo Crète, 32.000ha, nổi tiếng với rượu “Arkanes” trắng từ dòng nho Vilana, rượu “Dafnes” và “Sitia” đỏ từ dòng nho Liatiko.
Vùng đảo Crète, 32.000ha, nổi tiếng với rượu “Arkanes” trắng từ dòng nho Vilana, rượu “Dafnes” và “Sitia” đỏ từ dòng nho Liatiko.
Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021