logo_trong_suot_web
horeca_business_school

THẾ GIỚI VANG

  • Khám phá rượu vang #26: Thử nếm rượu vang

    Một khi bạn đã biết uống và thưởng thức rượu vang thì tức là bạn đã có một bước tiến đến quá trình thử nếm rượu vang. Thử nếm rượu trước hết là phân tích những cảm giác bạn nhận được khi nếm rượu vang rồi sau đó là sự diễn đạt những cảm xúc đó bằng những từ ngữ cụ thể, chính xác và thích hợp.
  • Khám phá rượu vang #25: Rượu vang & Sức khỏe

    Thời gian gần đây, có rất nhiều tranh luận về ảnh hưởng của rượu nói chung và rượu vang nói riêng đối với sức khỏe. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến khía cạnh có lợi của việc dùng rượu vang điều độ. 
  • Khám phá rượu vang #24: Rượu vang Việt Nam

    Mẻ rượu vang đầu tiên, làm từ hỗn hợp nước nho và dâu tây, đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước. Với sản lượng 50.000 lít rượu vang trong những năm đầu, hiện nay nhà máy vang Đà Lạt đã sản xuất ra khoảng 1,5 triệu lít vang (2004). 
  • Khám phá rượu vang #23: Rượu vang Trung Quốc

    Theo những số liệu gần đây, toàn Trung Quốc có 240.000ha trồng nho ăn và nho làm rượu, sản xuất ra khoảng 5,2 triệu hectolit (đứng hàng thứ 11 trên thế giới), với mức tiêu thụ tính theo đầu người 0,33 lít/năm. Tuy nhiên, với số dân 1,3 tỷ người, dù hiện nay Trung Quốc mới chỉ tiêu thụ 400 triệu chai vang hàng năm... 
  • Khám phá rượu vang #22: Rượu vang Nhật

    Các bạn đừng vội cười. Đúng vậy, đất nước mặt trời mọc không chỉ sản xuất rượu sa kê mà còn sản xuất rượu vang. Những ruộng nho đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 12, nhưng phải đến thế kỷ 17, dưới triều vua Edo, ngành sản xuất rượu vang ở Nhật Bản mới thực sự phát triển với giống nho trắng địa phương nổi tiếng “Koshu”. 
  • Khám phá rượu vang #21: Rượu vang Nam Phi

    Ngày nay, Nam Phi có 117.000ha trồng nho với sản lượng khoảng 7 triệu hectolit/năm, đứng thứ 10 thế giới, với mức tiêu thụ tính theo đầu người 10 lít/năm. Các giống nho làm rượu ở Nam Phi chủ yếu được nhập từ Châu Âu, trừ giống nho địa phương nổi tiếng Pinotage được lai tạo giữa giống Cinsault và Pinot Noir.
  • Khám phá rượu vang #20: Rượu vang New Zealand

    Trong số các nước sản xuất rượu vang “mới”, rượu vang New Zealand nổi trội nhờ chất lượng cao. Với vị trí cách xa đường chí tuyến Nam và khí hậu ôn hòa, New Zealand tập hợp được các điều kiện thuận lợi cho việc trồng và sản xuất các giống nho trắng tươi mát (70% sản lượng quốc gia là vang trắng).
  • Khám phá rượu vang #19: Rượu vang Úc

    Nghề trồng nho ở Australia chắc chắn là một trong những nghề phát triển nhanh nhất thế giới: diện tích trồng nho đã từ 59.000ha năm 1990 tăng lên đến hơn 140.000ha hiện nay, với sản lượng trên 8 triệu hectolit/năm và mức tiêu thụ tính theo đầu người 20,4 lít/năm.
  • Khám phá rượu vang #18: Rượu vang Argentina

    Đầu thế kỷ thứ 16, khi người Tây Ban Nha đến Argentina tìm vàng, họ đã đưa nho vào trồng ở nước này, nhưng nghề trồng nho, làm rượu chỉ thực sự được mở mang từ thế kỷ thứ 19 với sự nhập cư ồ ạt vào Argentina của người Tây Ban Nha và người Italia. Với 200.000ha trồng nho, Argentina là nước sản xuất rượu vang lớn nhất ở Nam Mỹ (12 triệu hectolit năm 2003) và đứng thứ 5 trên thế giới, sau Pháp, Italia, Mỹ, Tây Ban Nha và Đức
  • Khám phá rượu vang #17: Rượu vang Chile

    Lịch sử nghề trồng nho, làm rượu ở Chile bắt đầu từ thế kỷ thứ 16, khi người Tây Ban Nha đưa nho vào trồng ở xứ này. Cùng với sự phát triển của đạo Thiên chúa ở Chile, công nghiệp rượu vang phát triển nhanh và mạnh đến mức trở thành một mối đe dọa cho chính rượu Tây Ban Nha, vì thế vua Tây Ban Nha Philippe II ra sắc lệnh cấm trồng nho và xuất khẩu rượu Chile, nhưng không thành công.

« 5 6 7 8 10 12 13 14 15 » ( 23 )

Yêu Rượu - Tạp chí Vang & Whisky @Copyright 2021